CHỨC NĂNG, NHIỆM VỤ CỦA BỆNH VIỆN PHỔI TỈNH NAM ĐỊNH

Căn cứ quyết định số 751/QĐ-UBND ngày 13/4/2017 của chủ tịch UBND tỉnh về việc đổi tên Bệnh viện Lao và Bệnh phổi tỉnh Nam Định thành Bệnh viện Phổi tỉnh Nam Định;

Căn cứ quyết định số 641/QĐ-SYT ngày 12/9/2017 của giám đốc Sở Y tế tỉnh Nam Định về việc quy định chức năng, nhiệm vụ bệnh viện phổi tỉnh Nam Định và kiện toàn bộ máy tổ chức Bệnh viện Phổi tỉnh Nam Định;

Căn cứ quy chế bệnh viện ban hành kèm theo quyết định số 1895/1997/BYT-QĐ, ngày 19/9/1997 của Bộ trưởng Bộ Y tế quy định vị trí, chức năng, nhiệm vụ của bệnh viện chuyên khoa hạng III;

Căn cứ Nghị định số 85/2012/NĐ-CP ngày 15/10/2012 của chính phủ về cơ chế hoạt động, cơ chế tài chính đối với các đơn vị sự nghiệp y tế công lập và giá dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh của các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh công lập.

Căn cứ theo Quyết định số 1475/QĐ-UBND, ngày 17/07/2018 của Chủ tịch UBND tỉnh, Bệnh viện đã được nâng hạng từ Bệnh viện hạng III lên Bệnh viện hạng II.

Bệnh viện là cơ sở khám bệnh, chữa bệnh và chăm sóc sức khỏe cho người bệnh góp phần bảo vệ và nâng cao sức khỏe của nhân dân.

  1. Vị trí, chức năng:

Bệnh viện Phổi Tỉnh Nam Định là bệnh viện chuyên khoa hạng II có chức năng, nhiệm vụ thực hiện chương trình chống lao và các bệnh về phổi trong toàn tỉnh.Tổ chức khám bệnh, chẩn đoán, điều trị, quản lý bệnh lao và các bệnh phổi trực thuộc Sở Y tế tỉnh Nam Định.

  1. Nhiệm vụ:

Thực hiện chương trình chống lao Quốc gia (CTCLQG), chương trình nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính trẻ em (ARI), chương trình phối hợp Lao/HIV, chương trình bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính Hen-COPD và các bệnh phổi trong toàn tỉnh và công tác khám, điều trị các bệnh lao và phổi như: Viêm phổi, áp xe phổi, Hen-COPD, Ung thư phổi, Lao, Lao/HIV, Lao kháng thuốc…….tại bệnh viện. Nhiệm vụ cụ thể như sau:

2.1.Công tác khám bệnh, chữa bệnh.

  1. Thực hiện khám, điều trị nội trú và ngoại trú cho những người mắc các bệnh về Lao và bệnh phổi trên địa bàn tỉnh;
  2. Tiếp nhận mọi trường hợp cấp cứu, bệnh nặng, bệnh phức tạp do người bệnh tự đến hoặc do các cơ sở y tế có liên quan chuyển đến;
  3. Tham gia khám giám định sức khoẻ và giám định y pháp khi được Hội đồng Giám định Y khoa hoặc cơ quan bảo vệ luật pháp trưng cầu trong chuyên ngành Lao, ung thư phổi, Hen – COPD và các Bệnh phổi khác;
  4. Chuyển người bệnh lên tuyến trên khi vượt quá khả năng chuyên môn.

2.2. Công tác chỉ đạo tuyến.

  1. Xây dựng kế hoạch công tác phòng chống lao, Lao/HIV, Lao kháng thuốc, nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính trẻ em(ARI), bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính Hen-COPD và các bệnh về phổi trên địa bàn toàn tỉnh, trình Giám đốc Sở Y tế và tổ chức triển khai thực hiện sau khi kế hoạch được phê duyệt;
  2. Thực hiện công tác chỉ đạo tuyến, thường xuyên kiểm tra các hoạt động phòng chống Lao, Lao/HIV, Lao kháng thuốc, nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính trẻ em (ARI), bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính Hen-COPD và các bệnh về phổi của tuyến dưới, kể cả y tế ngoài công lập; thực hiện sơ kết và tổng kết theo định kỳ; chỉ đạo y tế cơ sở thực hiện chương trình chống Lao quốc gia, chương trình nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính trẻ em (ARI), bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (COPD), phòng chống Lao/HIV tại cộng đồng;
  3. Xây dựng chiến lược chăm sóc sức khỏe phổi (PAL) đạt hiệu quả.

2.3.  Công tác phòng bệnh và Giáo dục Truyền thông.

  1. Tổ chức tuyên truyền giáo dục sức khỏe về chuyên ngành các bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính Hen-COPD, ung thư phổi, phòng chống Lao, Lao/HIV, nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính trẻ em (ARI) tại cộng đồng;
  2. Phối hợp với Trung tâm Truyền thông Giáo dục sức khỏe xây dựng kế hoạch, nội dung để tham gia với các cơ quan thông tin đại chúng trên địa bàn tỉnh thực hiện công tác tuyên truyền, giáo dục nâng cao kiến thức phòng, chống Lao, nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính trẻ em (ARI), bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (COPD) cho nhân dân trong tỉnh.

2.4. Công tác đào tạo cán bộ.

  1. Bệnh viện Phổi là cơ sở thực hành cho công tác giảng dạy chuyên khoa Lao và các bệnh Phổi;
  2. Tham gia đào tạo, bồi dưỡng về chuyên môn, nghiệp vụ cho cán bộ chuyên khoa Lao và các bệnh Phổi ở các cơ sở y tế trên địa bàn tỉnh.

2.5. Công tác nghiên cứu khoa học.

  1. Tham gia và tổ chức nghiên cứu các đề tài khoa học chuyên ngành về các bệnh phổi như: Hen-COPD, ung thư phổi, viêm phổi, áp xe phổi…..Bệnh Lao các thể, Lao kháng thuốc, Lao/HIV, bệnh nghề nghiệp và các chuyên ngành có liên quan ở cấp Nhà nước, cấp Bộ, cấp tỉnh và cấp cơ sở.
  2. Nghiên cứu và ứng dụng các phương pháp điều trị và Phục hồi chức năng theo hướng kết hợp giữa y học hiện đại với y học cổ truyền và các phương pháp chữa bệnh không dùng thuốc khác.
  3. Kết hợp với các cơ sở điều trị khác để phát triển kỹ thuật chuyên ngành trong bệnh viện.

2.6. Công tác hợp tác quốc tế.

Hợp tác về chuyên môn, kỹ thuật với các tổ chức hoặc cá nhân nước ngoài theo quy định của pháp luật;

2.7. Công tác quản lý kinh tế.

  1. Có kế hoạch sử dụng các nguồn lực, kinh phí đạt hiệu quả;
  2. Thực hiện nghiêm chỉnh các quy định về thu chi ngân sách, thanh quyết toán kịp thời đúng quy định của pháp luật;
  3. Tạo nguồn kinh phí từ các dịch vụ y tế: Viện phí, Bảo hiểm y tế, đầu tư nước ngoài và các tổ chức khác.

2.8 Thực hiện một số nhiệm vụ khác do UBND tỉnh và Sở Y tế giao.

  1. Tổ chức, bộ máy:

3.1.Bệnh viện có 01 Giám đốc và 02 Phó Giám đốc.

3.2. Cơ cấu tổ chức của bệnh viện gồm:

3.2.1.Các Phòng chức năng: 05 phòng.

– Phòng Tổ chức – Hành chính – Quản trị;

– Phòng Kế hoạch tổng hợp;

– Phòng Chỉ đạo tuyến;

– Phòng Điều dưỡng và Kiểm soát nhiễm khuẩn, Dinh dưỡng;

– Phòng Tài chính – Kế toán.

3.2.2. Các khoa lâm sàng và cận lâm sàng:   09 khoa

– Khoa Khám bệnh;

– Khoa Hồi sức cấp cứu –  Lao/HIV;

– Khoa Nội I;

– Khoa Nội II;

– Khoa Nội III;

– Khoa hô hấp;

– Khoa Nội Tổng hợp;

– Khoa Dược – Vật tư, thiết bị y tế,

– Khoa Cận lâm sàng (xét nghiệm, chẩn đoán hình ảnh và thăm dò chức năng hô hấp)

 

 

 

 Giám ĐỐC

Dương Văn Toán

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *